Nét đặc trưng Hình phạt tử hình ở Việt Nam

29 điều trong Bộ luật hình sự cho phép hình phạt tử hình như một hình phạt không bắt buộc. Các cuộc hành quyết đã từng được thực hiện bởi một đội bắn gồm bảy cảnh sát, trong đó các tử tù bị bịt mắt và trói vào cột. Hình thức xử bắn đã được thay thế bằng tiêm thuốc độc vào tháng 11 năm 2011 sau khi Luật Thi hành án hình sự (điều 59) được Quốc hội thông qua.[1] Các loại thuốc được sử dụng để xử tử tù nhân đều được sản xuất trong nước. Người đầu tiên bị xử tử bằng cách tiêm thuốc độc là Nguyễn Anh Tuấn, bị kết án giết nhân viên trạm xăng Bùi Thị Nguyệt vào ngày 6 tháng 8 năm 2013.[2]

Vào tháng 11 năm 2015, một bản sửa đổi với mục đích nghiêm khắc hóa án tử hình của Bộ luật Hình sự đã được thông qua. Theo các quy định mới (có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2016), hình phạt tử hình đã được bãi bỏ đối với bảy tội: đầu hàng kẻ thù, chống lại trật tự, phá hủy các dự án có tầm quan trọng về an ninh quốc gia, cướp, tàng trữ ma túy, chiếm đoạt ma túy và sản xuất và buôn bán thực phẩm giả. Ngoài ra, những người từ 75 tuổi trở lên được miễn thi hành án cũng như các quan chức bị kết án về tội tham nhũng có thể được giảm tội nếu họ trả lại ít nhất 75% phần tài sản thu được từ hoạt động bất hợp pháp.[3]

Hình phạt tử hình không thể được áp dụng đối với người phạm tội vị thành niên, phụ nữ mang thai và phụ nữ nuôi con dưới 36 tháng tuổi tại thời điểm tội phạm được thực hiện hoặc đang bị xét xử. Những trường hợp này, thay vào đó sẽ lĩnh án chung thân.[4]

Từ ngày 6 tháng 8 năm 2013 đến ngày 30 tháng 6 năm 2016, Việt Nam đã xử tử 429 người. 1.134 người đã bị kết án tử hình từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 6 năm 2016. Số lượng người đang chờ thi hành án không được biết.